Cài đặt Windows 11 trên những máy tính không hỗ trợ TPM 2.0 và Secure Boot

940

          Nhận thấy nhu cầu muốn cài đặt và sử dụng Windows 11 của mọi người khá nhiều. Tuy vậy, không phải máy tính nào cũng đáp ứng được yêu cầu của Microsoft (Yêu cầu phải có TPM 2.0 và Secure Boot). Nhiều bạn máy tính khá mạnh, có thể chạy tốt bản Windows mới này. Tuy nhiên, do máy không hỗ trợ TPM 2.0 và Secure Boot nên không thể cài đặt Windows 11 được. Khi cài mới bằng USB, ổ cứng, hay DVD boot… có thể xuất hiện cửa sổ “This PC can’t run Windows 11” tương tự như hình dưới. 

          Vì lí do đó, nên hôm nay Alldcm sẽ viết một bài hướng dẫn giúp bạn có thể cài đặt được trên những máy không hỗ trợ này. Cách làm này hoàn toàn đơn giản và không gây ảnh hưởng gì đến Windows hay quá trình trải nghiệm, sử dụng của người dùng.

* Lời khuyên: Bạn nên cài đặt Windows 11 trên những dòng máy có TPM 2.0 và Secure Boot để tăng khả năng bảo mật cho hệ thống của mình.

* Thực Hiện: Video hướng dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=5Zfh8HEAIHA

  1. > Cách 1

          Đầu tiên khi bạn cài đặt Windows 11. Đến lúc cửa sổ lựa chọn Hệ điều hành để cài đặt tương tự như hình bên dưới thì bạn đừng vội nhấn Next.

– Lúc này ta nhấn đồng thời hai phím ShiftF10 trên bàn phím để mở cửa sổ Command Prompt. Trên cửa sổ Command Prompt này ta gõ regedit (hoặc regedit.exe đều được) rồi nhấn phím Enter.

– Sau khi nhấn regedit và Enter thì cửa sổ Registry Editor xuất hiện như hình.

Bây giờ bạn duyệt và tìm khoá tên Setup theo đường dẫn sau: HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\Setup

Tại khoá Setup này ta nhấn chuột phải chọn New > Key.

Đặt tên cho Khoá mới này là LabConfig.

– Bây giờ ta sẽ tạo 02 giá trị DWORD là “BypassTPMCheck” và “BypassSecureBootCheck” ngay tại khoá LabConfig này để bỏ qua quá trình kiểm tra TPM và Secure Boot khi cài đặt Windows 11.

– Để thực hiện ta Click chọn vào tên khoá LabConfig. Khung bên phải nhấp chuột phải vào vùng trống chọn New > DWORD (32-bit) Value.

– Đặt tên cho giá trị này là BypassTPMCheck. Sau đó gán giá trị data bằng 1 như hình dưới.

– Thực hiện tương tự để tạo giá trị BypassSecureBootCheck và cũng gán giá trị data bằng 1. Sau khi hoàn tất thì ta có hai giá trị tương tự như hình.

– Đến đây bạn đừng tắt cửa sổ Registry Editor này mà hãy thu nhỏ (Minimize) cửa sổ này xuống. Chuyển qua cửa sổ lựa chọn phiên bản Hệ điều hành lúc đầu. Sau đó chọn phiên bản Windows 11 mà bạn muốn cài. nhấn Next và tiến hành cài đặt như bình thường.

* Kết quả như hình dưới: Windows 11 đang cài đặt. 

2. > Cách 2

–  Tải về file Windows 11 Fix.reg sẵn có tại đây rồi lưu vào USB, ổ cứng cài đặt… Sau đó thực hiện tương tự như cách 1. Cũng nhấn Shift + F10 để mở Command Prompt. Gõ regedit để mở Registry Editor. Sau khi mở Registry Editor lên ta nhấn File > Import.

Duyệt và tìm đến file “Windows 11 Fix.reg” được tải về trước đó chọn Open.

Khi hoàn tất sẽ có thông báo thành công như hình dưới. Nhấn OK để thoát thông báo.

Sau khi Import ta được như hình. Tương tự như cách 1